Thứ Năm, 22 tháng 11, 2018

Trời lạnh như thế này mà ngồi dưới bếp củi như ngày tết ăn ngô nướng hoặc khoai nướng thì hay ông nhỉ,căn bếp đó con không hiểu vì sao ông không đập đi khi đã có bếp mới,theo thiết kế của bố con,ông sẽ không phải lúi húi trong cái bếp sắp sập ấy nữa.Lúc nhỏ nhà mình không có nhiều tiền của,nhưng có nhiều đồ ăn,con nhìn trong ảnh mà không nhân ra đó là mình lúc một tuổi nữa.Bức ảnh bố mẹ bên con đón cái tết đầu tiên,con nhìn mãi mà vẫn thấy buồn cười.Không giám đưa cho người khác xem.Ông thường dạy con qua các mẩu chuyện cổ,giống y chang bà nội,bà ngoại vốn là cô giáo mầm non,nên lúc nhỏ bà trông hai đứa khá nhàn,con thì cứ cho ăn là ngồi im một chỗ,hay đứng chơi cạnh khung cửa sổ, Nhà nhiều đồ ăn đến mức con chẳng nhớ được là con thích ăn món gì,chỉ thấy món gì cũng thích một chút.Những lúc bà rảnh tay,không làm đồi làm rẫy,bà thường dạy con múa,dạy con bập bẹ nói vài câu.
Sau đó thì con chuyển nhà,kí ức của con về bà ngoại rất mơ hồ,vì bà say xe,không đi xa được,chỉ có ông vẫn thường xuống chơi,dăm ba bữa ổn định là ông lại về.Ông đã dạy con nhiều thứ,dạy chơi bài này,dạy chơi cờ này,...dạy đọc sách,ăn đồ ngọt này...dạy con ngã thì phải đứng lên này,dạy con đi xa nhà thì phải làm sao này,dạy con sống với làng xóm thì như thế nào này...nhưng ông chưa bao giờ dạy con,nếu một ngày ông không còn nữa,thì con sẽ phải làm thế nào.Những lúc con buồn, con có thể dấu được rất nhiều người,vì con gượng cười cũng quen rồi,với con,khóc chẳng có tác dụng nhiều,vì lúc bé con đã được dạy như thế, không ai hỗ trợ con ,nhưng có một người con không dấu được,đó là ông. Đôi mắt của con không thể dấu được trước ông chuyện gì,ông có cách hỏi chuyện rất nhẹ mà làm con nói ra hết.Ông thường dạy bảo con ,đưa con đi chỗ nọ chỗ kia,để con quên đi con là một đứa trẻ lớn,con chỉ là con thôi,lúc nào cũng như con lật đật,chạy phía sau ông,những lúc rảnh,ông lại nói về một thời đã qua,khó khăn,khổ như ly cafe có thìa rỗng.
Đi học xa,trong lòng con cảm thấy thương bố mẹ nhiều hơn,nhưng cũng vui hơn,bởi vì lúc đó con cũng chỉ là một con lật đật chạy theo ông nội, học rất vất vả nhưng vẫn vui vẻ ,chỉ có điều ông ngày một yếu đi,khi còn cầm phim của ông,nghe bác sĩ đọc bệnh án cho con rõ ràng, con đã phải ngồi ngoài rất lâu,vì còn hiểu,thời gian không còn nhiều nữa,lúc đó con thực sự mới thông cảm cho người nha bệnh nhân, con không muốn ông buồn,nên đã dấu ông rất nhiều,có lẽ ông cũng cảm nhận được phân nào ,vì đó là cơ thể của ông mà,còn con,tuy vẫn làm cán bộ lớp,vẫn hay giúp đỡ bạn này bạn kia,nhưng kì thực con chẳng khác gì người đã chết rồi,cứ mỗi một cái tết qua đi,con lại thở phào nhẹ nhõm.Ấy vậy mà cũng được đến gần 2 năm.
Trong hai năm cuối học đại học,có quá nhiều thứ xảy ra cùng một lúc.Trước đây,mỗi lần con ngã ông lại hỏi con có rút ra được cái gì không?cú ngã lần này,con chẳng biết con có rút ra đc cái gì ko? con đã ngồi suy nghĩ nhiều về những việc xảy ra hồi y6,có lẽ đơn giản là  con chưa nói không một cách cương quyết khi cần.Lỗi chẳng tại anh,chẳng tại em,chỉ vì đôi ta đã lỡ hẹn mà thôi.Cuộc đời mỗi người cũng như đi trên một toa tàu,có lẽ em xuống sau anh một bến,hoặc mua nhầm vé đến bên một nơi khác.Ông thường dùng hình tượng toa tàu thống nhất để dạy con đúng không? nếu có thể chọn lại từ đầu,con hi vọng mình sẽ không làm cán bộ lớp, không làm lãnh đạo,chỉ làm một con người bình thường sống bên ông mà thôi.Nhưng đã quá muộn rồi ông nhỉ?thực ra với con,chẳng có chuyện gì là quan trọng,hay không quan trọng,con chỉ có một vấn đề là khi con cảm thấy ổn,con cư xử sẽ nhẹ nhàng với mọi người và sẽ nghĩ ra được nhiều việc hay,khi con mệt mỏi ,căng thẳng quá độ,thì con chẳng nhớ được gì ngoài việc con cần được ngủ,cần được nghỉ ngơi.Có lẽ nỗi ám ảnh lớn nhất của con chính là sinh ly tử biệt,lúc đó con thường dễ mềm lòng,bố mẹ chẳng thích con có bạn,cứ thích con sống như cũ,chỉ có ông là dạy con khác đi,có lẽ mỗi miền đất có một nền văn hóa riêng,với con,có lẽ qua trận ốm này con mới hiểu được như thế nào là bạn.
Đoạn đường này từ nay con sẽ không còn đi cùng được với ông nữa,may mà còn tấm ảnh lưu lại của ông cháu mình,rất nhiểu khoảnh khắc đẹp đẽ giữa ông cháu mình, nếu phải chọn một loại tai ương,thì cháu thấy cháu vẫn còn may,may mà chưa chết,may mà không bị tước bằng ông nhỉ,ông luôn bảo cháu phải nhìn về phía trước mà.
Hi vọng nếu có kiếp sau,cháu sẽ lại được làm cháu của ông tiếp!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 Hai ngaỳ đi học rất xứng đáng với công sức và tiền bỏ ra. Thực sự thì mình làm chình nha cũng được gần buốn năm, đã có lúc rất muốn từ bỏ v...