Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2018

Hôm nay,ngồi dọn phòng, mình lại cầm lên em búp bê Nga, cầm tay ,vừa lau bụi trên em ấy, vừa cười, vừa nhớ lại những hồi ức ,chỉ thoáng qua thôi.Còn nhớ, lần đầu tiên mình nhìn thấy em búp bê này là ở nhà bác,lúc đấy mình 8 tuổi thì phải,mình chỉ cảm thấy lạ lạ, vốn được chiều từ nhỏ, búp bê mình có nhiều, từ em búp bê giống các cô gái Nga tóc vàng, đến các em mảnh mai hơn giống người châu Á, nhưng đó là lần đầu tiên mình nhìn thấy có một em búp bê bằng gỗ, mà lại gồm nhiều em xếp trong nhau như vậy,khi tháo rời ra nhìn giống một gia đình.Lúc ấy mình không hiểu về ý nghĩa của em búp bê này, chỉ thấy thích thích, mãi sau này ,có một lần mình kể chuyện cho ông ngoại, ông mới giải thích cho mình, hóa ra Matryoshka có một ý nghĩa dễ thương như vậy, em ấy vừa là biểu tượng về tình thương yêu gia đình trong văn hóa Nga, vừa là một ẩn ý về các vỏ bọc của một cô gái, búp bê trong cùng - em út là búp bê xấu nhất cũng là em mỏng manh dễ vỡ nhất -là em búp bê bản chất thực của cô ấy.Lúc ấy mình đã cảm thấy khá ấn tượng, nhưng lại nghĩ mình lớn rồi, chới búp bê nữa thì hơi kỳ,không ngờ trong lần sinh nhật năm 4 thì phải lại được ttặng.Món quà này mình thích lắm,đã chụp hình và làm hình nền hẳn một tháng lận.
Mỗi lần ngó thấy em ấy,mình lại nhớ đến những người bạn của mình, ở Việt Nam, nếu một cô gái hơi tinh nghịch một chút, thích những thứ như con trai, thì có lẽ không có mấy người để tâm đến, nhưng nếu có một bạn nam, thích những thứ của mấy bạn nữ như thích đồ ngọt, thích ca hát nhảy múa,thích chơi búp bê, nấu ăn.,,,có lẽ sẽ bị anh em kì thị,và sẽ khó chơi với các bạn. Các bạn ấy hay bị trêu lắm, mà nếu cô giáo không phát hiện sớm để điều chỉnh thì bạn ấy có thể cảm thấy mặc cảm, hay ngồi một chỗ, ít nói chuyện với các bạn khác...Một con người cung có nhiều vỏ bọc như em búp bê này chăng  hạn, lớp bên ngoài ở tuổi thanh niên rất đẹp, cười rất tươi, tính cách dễ chịu...nhưng cũng có nhưng lúc  chẳng may bạn vô tình nhìn thấy em búp bê út của một con người thì sao? sẽ rât là bối rối, không biết phải xử trí ra làm sao. Càng mở dần, càng thấy em ấy nhỏ lại, em ấy xấu đi, không đẹp đẽ hào nhoáng như bên  ngoài, bạn có chấp nhận nổi cô em út mỏng manh ấy không? hay bạn cũng chỉ đơn thuần muốn chơi với một em búp bê mẹ đẹp đẽ bên ngoài thôi? Lại nhắc tới vụ các bạn nam, cái này là mệt lắm nhé, vì những sở thích đó, nó chỉ là của riêng mỗi người, cái đó nó không phải là bệnh, không liên quan đến rối loạn sinh lý gì hết, chỉ đơn thuần là một con người thi có thể thích những gam màu khác nhau, hồng, xanh,tím...đen...tùy theo cảm xúc, cái đó không nói lên điều gì.Cách mà người bạn đó thể hiện với mọi người mới là quan trọng.Nhưng mà nhiều khi ở lứa tuổi thiếu nhi, chẳng mấy ai quan tâm, bố mẹ nhiều khi làm cho các em bé sợ hãi quá mức, khiến cho búp bê em út ngày một ẩn sâu trong tâm hồn em bé đó, làm cho em ấy cảm giác như mình không giống các bạn khác, mặc cảm....
Nếu như em ấy được giáo dục trong môi trường tốt hơn, tôn trọng các bé hơn, như là hổi bé xíu bé được dạy là ca hát nhảy múa làm cho xương cốt dẻo dai hơn, các bạn tự tin hơn ,...thì có thể sẽ không có nhiều bạn bị mặc cảm sau này.Vì sở thích chỉ là nhất thời, nó có thể thay đổi theo cảm xúc yêu ghét....Còn che trở, bảo vệ, đó là bản năng của yêu thương, khi bạn quan tâm đến ai đó đủ lâu, dần dần bạn sẽ nhìn thấy em búp bê út của người đó, và muốn che trở cho họ, nếu ngọn lửa yêu thương còn đủ ấm.Cái đó mới nói lên bản chất con người bạn.Những nền giáo dục mở,ít gò bó như ý hoặc pháp...các bạn nam thắt nơ thay calavat ,thường xuyên mang khăn mùi xoa là chuyện hết sức bình thường và chẳng có gì mặc cảm ,tội lỗi cả.Nhưng còn một cô bé búp bê Nga,liệu bạn có thể yêu cô ấy cho dù đi qua từng lớp từng lớp vỏ bọc bực dọc, khó khăn mà cô ấy vô tình đã tạo ra,chỉ để bảo vệ cô em út mỏng manh dễ vỡ của mình không?
Cảm ơn các bạn,người đã nhớ ra tớ có một ý thích nhỏ ,hôm đó tớ chỉ vô tình chạm vào em ấy,chưa có ý mua thì bạn đã nhớ để tặng cho tớ rồi.Đúng là lớn rồi mà vẫn như trẻ con.
Có lẽ cứ viết lâu lâu như thế này, tớ sẽ dần dần đi về chỗ cũ của mình, có điều cảm thấy không quen cho lắm, vì vốn đang lo lắng cho nhiều người, bây giờ ngược lại lại trở thành một em bé cần sự chăm sóc của nhiều người.Có lẽ đây là nhân quả, cũng may,đúng là cũng nên vào viện để thấy được nhân cách thực của mình là gì.Có điều lo lắng cho mọi người nó cũng thành quen rồi, có lẽ phải mất một thời gian nữa mình mới quen được vị trí hiện tại của mình.Cuối cùng sau bao nhiêu năm,cũng có thể nộp đơn xin từ chức,rời bỏ vị trí mêt  mỏi-làm anh làm chị chẳng sướng gì đâu, làm tấm gương che cho các em mệt lắm- giờ mình chính thức được di rời về chỗ khác ít mệt hơn rồi.Chỉ là...sau bao năm tháng, vẫn phải sắp lại va li và mua vé tàu lại từ đầu,lần trước cứ ngỡ là không cần mua vé tiếp ,ai mà ngờ đâu được chứ.Đúng là không thể đoán trước được điều gì.Thôi thì cứ sắp đồ rồi cầm vé mà đi tiếp thôi,kiểu gì chẳng bắt chuyện được với người ngồi bên cạnh.Mình thuộc loại đa nhân cách mà!

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2018

Trời lạnh như thế này mà ngồi dưới bếp củi như ngày tết ăn ngô nướng hoặc khoai nướng thì hay ông nhỉ,căn bếp đó con không hiểu vì sao ông không đập đi khi đã có bếp mới,theo thiết kế của bố con,ông sẽ không phải lúi húi trong cái bếp sắp sập ấy nữa.Lúc nhỏ nhà mình không có nhiều tiền của,nhưng có nhiều đồ ăn,con nhìn trong ảnh mà không nhân ra đó là mình lúc một tuổi nữa.Bức ảnh bố mẹ bên con đón cái tết đầu tiên,con nhìn mãi mà vẫn thấy buồn cười.Không giám đưa cho người khác xem.Ông thường dạy con qua các mẩu chuyện cổ,giống y chang bà nội,bà ngoại vốn là cô giáo mầm non,nên lúc nhỏ bà trông hai đứa khá nhàn,con thì cứ cho ăn là ngồi im một chỗ,hay đứng chơi cạnh khung cửa sổ, Nhà nhiều đồ ăn đến mức con chẳng nhớ được là con thích ăn món gì,chỉ thấy món gì cũng thích một chút.Những lúc bà rảnh tay,không làm đồi làm rẫy,bà thường dạy con múa,dạy con bập bẹ nói vài câu.
Sau đó thì con chuyển nhà,kí ức của con về bà ngoại rất mơ hồ,vì bà say xe,không đi xa được,chỉ có ông vẫn thường xuống chơi,dăm ba bữa ổn định là ông lại về.Ông đã dạy con nhiều thứ,dạy chơi bài này,dạy chơi cờ này,...dạy đọc sách,ăn đồ ngọt này...dạy con ngã thì phải đứng lên này,dạy con đi xa nhà thì phải làm sao này,dạy con sống với làng xóm thì như thế nào này...nhưng ông chưa bao giờ dạy con,nếu một ngày ông không còn nữa,thì con sẽ phải làm thế nào.Những lúc con buồn, con có thể dấu được rất nhiều người,vì con gượng cười cũng quen rồi,với con,khóc chẳng có tác dụng nhiều,vì lúc bé con đã được dạy như thế, không ai hỗ trợ con ,nhưng có một người con không dấu được,đó là ông. Đôi mắt của con không thể dấu được trước ông chuyện gì,ông có cách hỏi chuyện rất nhẹ mà làm con nói ra hết.Ông thường dạy bảo con ,đưa con đi chỗ nọ chỗ kia,để con quên đi con là một đứa trẻ lớn,con chỉ là con thôi,lúc nào cũng như con lật đật,chạy phía sau ông,những lúc rảnh,ông lại nói về một thời đã qua,khó khăn,khổ như ly cafe có thìa rỗng.
Đi học xa,trong lòng con cảm thấy thương bố mẹ nhiều hơn,nhưng cũng vui hơn,bởi vì lúc đó con cũng chỉ là một con lật đật chạy theo ông nội, học rất vất vả nhưng vẫn vui vẻ ,chỉ có điều ông ngày một yếu đi,khi còn cầm phim của ông,nghe bác sĩ đọc bệnh án cho con rõ ràng, con đã phải ngồi ngoài rất lâu,vì còn hiểu,thời gian không còn nhiều nữa,lúc đó con thực sự mới thông cảm cho người nha bệnh nhân, con không muốn ông buồn,nên đã dấu ông rất nhiều,có lẽ ông cũng cảm nhận được phân nào ,vì đó là cơ thể của ông mà,còn con,tuy vẫn làm cán bộ lớp,vẫn hay giúp đỡ bạn này bạn kia,nhưng kì thực con chẳng khác gì người đã chết rồi,cứ mỗi một cái tết qua đi,con lại thở phào nhẹ nhõm.Ấy vậy mà cũng được đến gần 2 năm.
Trong hai năm cuối học đại học,có quá nhiều thứ xảy ra cùng một lúc.Trước đây,mỗi lần con ngã ông lại hỏi con có rút ra được cái gì không?cú ngã lần này,con chẳng biết con có rút ra đc cái gì ko? con đã ngồi suy nghĩ nhiều về những việc xảy ra hồi y6,có lẽ đơn giản là  con chưa nói không một cách cương quyết khi cần.Lỗi chẳng tại anh,chẳng tại em,chỉ vì đôi ta đã lỡ hẹn mà thôi.Cuộc đời mỗi người cũng như đi trên một toa tàu,có lẽ em xuống sau anh một bến,hoặc mua nhầm vé đến bên một nơi khác.Ông thường dùng hình tượng toa tàu thống nhất để dạy con đúng không? nếu có thể chọn lại từ đầu,con hi vọng mình sẽ không làm cán bộ lớp, không làm lãnh đạo,chỉ làm một con người bình thường sống bên ông mà thôi.Nhưng đã quá muộn rồi ông nhỉ?thực ra với con,chẳng có chuyện gì là quan trọng,hay không quan trọng,con chỉ có một vấn đề là khi con cảm thấy ổn,con cư xử sẽ nhẹ nhàng với mọi người và sẽ nghĩ ra được nhiều việc hay,khi con mệt mỏi ,căng thẳng quá độ,thì con chẳng nhớ được gì ngoài việc con cần được ngủ,cần được nghỉ ngơi.Có lẽ nỗi ám ảnh lớn nhất của con chính là sinh ly tử biệt,lúc đó con thường dễ mềm lòng,bố mẹ chẳng thích con có bạn,cứ thích con sống như cũ,chỉ có ông là dạy con khác đi,có lẽ mỗi miền đất có một nền văn hóa riêng,với con,có lẽ qua trận ốm này con mới hiểu được như thế nào là bạn.
Đoạn đường này từ nay con sẽ không còn đi cùng được với ông nữa,may mà còn tấm ảnh lưu lại của ông cháu mình,rất nhiểu khoảnh khắc đẹp đẽ giữa ông cháu mình, nếu phải chọn một loại tai ương,thì cháu thấy cháu vẫn còn may,may mà chưa chết,may mà không bị tước bằng ông nhỉ,ông luôn bảo cháu phải nhìn về phía trước mà.
Hi vọng nếu có kiếp sau,cháu sẽ lại được làm cháu của ông tiếp!

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2018

Còn nhớ,lúc trước mỗi lần nhớ bà nội,tôi thường đi bộ ra chỗ cánh đồng hoặc những nơi có nhiều hoa cỏ để chơi, bởi vì lúc trước bà tôi vốn trồng rau thơm để bán và có cấy lúa,nói vậy thôi chứ tôi cũng chưa cấy lúa bao giờ,chỉ là đứng trên bờ xem các bà các bác khác cấy,ruộng nhà tôi thì đã bỏ không từ lâu,vườn tược cũng vậy,kể từ khi bà mất,các bác các chú đi xa,cảnh vật càng tiêu điều hơn,không khí không còn ấm cúng như xưa.Trong lòng tôi vẫn có chút ấm áp,lúc còn nhỏ sống bên bà, tôi hay chạy đi chơi,nhưng bà gọi là đã chạy về ngay,tôi ,mẹ và cả bà thường hay đợi bố và chú về ăn cho vui.Trong lúc ấy tôi thường đi chơi ngắm mấy con chuồn chuồn,cào cào ,châu chấu...ở ruộng có con gì thì tôi ngắm con đó,tôi vẫn không quên mỗi độ nước về, cá lên tới tấp,có một lần tôi vớt được một con cá cờ trời nắng về,đang định lấy lọ cất đi để chơi,không ngờ bị bà trông thấy, bà quở trách tôi : chim sa cá nhảy là con không được bắt, cũng như người đang lâm lúc khó khăn là mình không nên làm việc ác với họ.Nói rồi bà đổ cốc nước có con cá cờ của tôi trở về ruộng.
Lúc nhỏ tôi tuy nghịch ngầm,nhưng được cái rất nghe lời,những lỗi tôi đã mắc thì tuyệt nhiên không tái phạm nữa, trừ những cái tôi lơ đễnh không nhớ.Bà thường dạy tôi trời có đức hiếu sinh,con không được phá tổ chim,mang chim con về nhà chơi,cũng không nên mua động vật về cúng rồi thả,nếu có tâm thì cứ thả luôn từ đầu,hoặc sinh hoạt để ý hơn,ví như nuôi mèo thì nhà không có chuột,hay để cơm cẩn thận thì kiến ,ruồi không có bò lên được,mà chó mèo cũng không bị đánh.Thời gian bà sống với tôi rất ngắn,tôi rất lỳ, đánh tôi mà không giải thích lý do thì tôi tuyệt đối không khóc.Vì thế lúc nhỏ,mẹ chẳng quản được tôi,chỉ có bà thường dạy tôi mấy việc thiện,chính bà đã gợi cho tôi niềm ham mê học tập,tôi vì vậy mà không còn chủ quan nữa, cung bớt nghịch đi, mỗi lần cầm bút cũng nắn nót hơn,tự học là thứ rất cần thiết,bản thân tôi thấy thế,có lẽ vì tôi là đứa lớn nhất,nên thỉnh thoảng có chỗ tôi không giải được tôi hay hỏi bố,nhưng bố nhiều chỗ cũng quên,nên tôi hay hỏi thầy cô,hoặc nhờ mẹ xin cho tôi vào lớp nào đó để học thêm.Chứ tôi không đi học theo ý thích của người khác.Nhiều lúc nghĩ lại,giá mà thi vào bác sĩ có môn tiếng anh như bây giờ thì hay biết mấy.Tấm hình bà đưa cho tôi chụp rất đẹp.Tôi chẳng hiểu thợ ảnh chụp kiểu gì mà đẹp như vậy. Để tha thứ cho người là một việc rất khó,nhưng tha thứ cho mình lại càng khó.Chẳng hiểu sao tôi luôn cảm thấy cái câu người già không nên vui quá buồn quá nó cứ  ác kiểu gì ấy,ví như bà tôi chẳng hạn,rõ ràng 2 hôm trước,cháu chắt còn quây quần bên bà ăn cơm vui vẻ,vậy mà 2 hôm sau bà đã mất, tôi cũng không kịp gặp bà lần cuối vì tôi luôn ở xa ông bà,nhà tôi ở HN chứ không ở quê.
Bà nội tôi nấu ăn ngon,còn tôi, vụng từ bé,được mỗi cái nghe lời,học tạm được. Nhiều khi nhớ đến bà,lại nấu canh cua ăn,không hiểu sao vẫn cảm thấy món mình nấu không ngon như bà nấu.Giá bà sống đến 60-70 nhỉ,chắc bà rèn tay nghề nấu ăn của mình mở quán được cũng nên.
Lớn rồi,biết nghe lời bố mẹ hơn rồi,nhưng nhiều lúc trong lòng trống vắng vẫn mở album xem,nhớ về một hồi quây quần sống bên bà,hoặc đi về quê cùng bố.Cũng hơi tiếc vì lúc bé chẳng chụp với bà bức nào,đúng là có tiếc thật.ai cũng bảo chị Hùng vừa xinh lại tốt tính,vậy mà chị chẳng thọ lâu.Tôi nhiều lúc nghe các bà nói vậy cũng chỉ gượng cười đáp vài câu qua chuyện, bởi vì trong lòng tôi cũng chẳng biết là nên cười hay nên khóc nữa.
Mỗi lần sang nhà chú Huân chơi,nhìn ra cánh đồng,lại nhớ lại những lời dạy của bà lúc nhỏ,nhớ về căn nhà tranh vách đất,căn nhà gạch gỗ lim,nhớ con mương nhỏ và cây phượng trước cửa nhà tôi,bà bảo tôi sống đa cảm,hay ngồi một mình như con trai,như thế không tốt,nhiều khi có tâm sự thì phải nói ra thì người ta mới biết được
Thỉnh thoảng tôi.ăn chiếc bánh khảo hành thiện hay cái kẹo lạc sìu châu,trong lòng lại nhớ về mỗi lần theo bà sang chùa,lại cảm thấy ấm áp.Ở quê rất khác với ở phố,không cần ra đóng vào khóa, các bà chơi với nhau rất vui,bảo sao bà chẳng ở lâu với nhà tôi,bà thường bảo tôi:cùng chung một nền văn hóa thì rất dễ nói chuyện,nhiều khi lấy chồng ,lấy vợ đừng chênh lệch nhau quá,như ông bà tôi chẳng hạn,bà bảo là bà sai,đáng ra nên đi học đã rồi hẵng lấy chồng,đằng này ở quê lại chồng con sớm quá,về sau khổ...
Tôi là đứa cháu vụng nhất trong họ,cũng là đứa lớn nhất,vì bác tôi lấy vợ muộn,tuy bề ngoài trẻ con,ham chơi nhưng kì thực tôi cũng không muốn đứng ở chỗ này đâu, ở quê tuy vui thật nhưng có nhiều phép tắc lắm,ví như nói tam tòng tứ đức là gì chắc các bạn nữ cười ngất,không ai để ý,hoặc vào chùa để dép ở đâu,mặc áo gì cũng kệ,nhưng có những đứa trẻ vừa sinh ra đã là bà cô trẻ chẳng hạn thì vẫn phải biết mấy cái đó,mặc dù tôi thấy cứ chiếu theo thang điểm của bà tôi thì chắc kiếp sau tôi mới lấy được chồng,về quê là phải sống khác ở phố,không ồn ào được,nhưng nhiều lúc mệt mỏi tôi lại nhớ đến miếng trầu của bà,nhớ về một chút ấm áp khi gia đình còn khó khăn,mọi người ngồi quây quần ăn cơm,có trên có dưới,tôi và anh Hưng tranh nhau đủ thứ một,tuy bây giờ nhớ lại thấy thật buồn cười nhưng mà lại có chút đau lòng,còn nhớ ba cây cau trước cửa nhà,hàng tre ngoài cổng,và ngôi chùa phía xa xa,góc nhìn của nhà tôi rất đẹp,tính cách hai đứa rất khác nhau,một đứa lúc bé nói nhiều,còn một đứa có thể ngồi yên cả ngày nghe đứa kia nói.Có lẽ vì thế nếu có thể lựa chọn,tôi thường hay chọn ghế ngoài để ngắm cảnh,nhưng nhiều khi đi với người già lại nhường ghế cho họ,sợ các bác sẽ ngã khi phanh gấp.Bà thường bảo tôi nên nghĩ tốt cho người khác,không nên để trong lòng những chuyện đã qua,rất nhiều thứ đối với tôi đã là hoài niệm nhưng còn cái tên "thị" thì tôi không hiểu lắm.có lần tôi đã hỏi bà vì sao trong tên của tôi không có chữ lót là thị,vì tôi thấy trong sự tích cô tấm có quả thị thơm rât hay,bà lại cười ,nhưng không giải thích lí do cho tôi,tôi có nhiều dạng tính cách,lúc nội tâm,lúc hướng ngoại vui vẻ,nhưng ở quê,có lẽ tôi sống hướng nội nhiều hơn,nội mât, tôi thường chỉ sang chùa ngòi,hoặc đi văn miếu,đền Ngọc Sơn chơi,không còn đi nhiều như trước,một phần vì lười,một phần cũng vì cuộc sống phố xá nhộn  nhịp quá.Tôi rât thích qua chùa vào hôm không lễ hội.

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2018

Còn nhớ hồi trước,thỉnh thoảng em thấy tôi nhìn cây bằng lăng tím là lại thở dài,em hỏi tôi lý fdo tại sao,nhưng tôi chưa tưng nói với em,em bao trông tôi rất kỳ,rõ ràng là con gái,nhưng tính cách lại như con trai,tôi cũng cười không có phản bác lại lời của em,có lúc em hờn dỗi vu vơ,cả tuần  không chơi với tôi, tôi cũng kệ, tôi vốn là không hiểu trong đầu các bạn gái nghĩ gì,đầu óc tuị con trai rất là đơn giản,chỉ có bạn bè ,anh em,yêu hoặc không yêu.
Có rất nhiều bạn nam trong lớp thích em,tụi nó thường hỏi tôi em thích gì,tôi thường cười,kể ra một vài sở thích của em,em có rất nhiều ý thích,nhưng có một ý thích tôi chưa bao giờ đáp ứng cho em,đó là cho em một bức hình chụp chung với tôi,vì tôi chụp ảnh đen lắm.Tôi luôn ý thức được điều này từ nhỏ,nên ảnh tôi chụp rất ít,thường chỉ chụp với lớp,hoặc với gia đình,không thể từ chối được thì tôi mới chụp.Bây giờ nghĩ lại đúng là có phần hối hận,giá có tấm hình em thỉnh thoảng mở ra coi cho đỡ nhớ thì hay biết mấy.Em bị ung thư xương,căn bệnh này làm em không thể chạy ra ngoài chơi với các bạn được ,còn tôi sinh ra đã thích làm bác sĩ,và cũng rất mê chuyện trinh thám,em thường yêu văn học,ghét toán,nhưng không hiểu sao em học toan giỏi vậy.Tôi thì học cái gì cũng nhàng nhàng,tôi thích tự học,tự nghiên cứu sách.Có lần em nhờ tôi giải toán,tôi cắn bút một lúc cũng xong,em hỏi tôi sao tôi giải hình học nhanh như vây mà lại thường bị điểm thấp,tôi cười nói với em rằng: tôi học đại rất kém,hay sai ,nên điểm không cao,nhiều lúc ra được hướng giai nhưng tính sai ở một bước nên mất điểm cả câu.Thỉnh thoảng em vẫn để ý tôi tuy hay cười,nhưng thường thoáng buồn khi nhìn ra sân trường.Có một lần vào tháng 4 thì phải, em thấy tôi buồn ,gạn hỏi mãi em mới biết,mẹ tôi thường muốn tôi chuyển trường học,trong khi tôi thường thích học ờ một nơi cố định,đang quen bạn bè vui vẻ, tự nhiên tới học ở nơi mới ,lại phải làm quen lại từ đầu,chỗ học với tôi chẳng quan trọng lắm vì tôi có khả năng tự học,nhưng ra học trường chuyên sẽ phải học rất nhiều,ôn tập rất nhiều,chẳng có thời gian mà chơi....với các bạn.Ngay em đi,tôi vẫn rơm rớm nươc mắt,tôi khá ngạc nhiên khi không thấy Linh đi dự đam tang của em,dù tôi biết em và Linh thân nhau hơn tôi và em nhiều,Linh bảo do bố mẹ Linh không cho đi, tôi chỉ khẽ cười,tình bạn bao năm của hai đứa chỉ đến thế thôi sao,hoặc cung có thể trong mấy vụ này,bố mẹ vốn là không quản nổi tôi, tôi luôn có chính kiến riêng của mình,tôi đã nhắc đến tên người bạn nào là mẹ tôi hiểu ngay người đó rất quan trọng trong tôi.
Em chẳng để lại gi,chỉ đưa tôi một mẩu giấy : Cám ơn nhé Khang Ninh,người bạn tốt nhất của tớ,chúc cậu sớm đậu trường chuyên,luôn cười hạnh phúc như Minh Ngọc,đây là địa chỉ học,tớ biết cậu có khả năng tự học tốt,nhưng nhiều phần khó cậu vẫn nên nhờ thầy giảng thì tốt hơn.Cảm ơn cậu đã luôn luôn nói dối tớ,để tớ gắng gượng uống cả nắm thuốc vào người chỉ để thi với cậu mỗi ngày xem ai thắng,ai thua,xem ai cười nhiều hơn.Tớ biết tháng 4 là tháng buồn của cậu vì tớ thấy cậu thường không nói gì mấy vào tháng này,cậu thường chỉ cắn bút nhìn lên bảng...
Một lá thư thật dài,em quan sát tôi tỉ mỉ thật,sao mà em biết là tôi chỉ thoáng buồn thôi nhỉ,trong khi tôi có mấy khi bộc lộ cảm xúc của mình đâu.Đúng,tháng 4 là tháng bà nội mất,tôi thường nhớ bà nên không nói gì,cú lúc tôi đóng cửa ngồi nghe đài một mình là lúc tôi đang nhớ ai đó,hoặc là đi chơi đâu đó chẳng hạn.Mẹ tôi không biết đâu,chỉ có ông ngoại tôi là  biết : tôi cứ ít nói hơn mọi khi,là trong lòng tôi đang nghĩ về một chuyện gì đó,cứ lẩm nhẩm miệng rồi tự cười một mình là tôi đang nhớ lại một chuyện vui gì đó,đó là nét tính cách riêng của tôi,vì sao ư? vì tôi từ nhỏ đã có nhiều bạn,nhưng đều là bạn nam,bố mẹ tôi không thích thế,nên tôi có bao giờ tâm sự quá 3 câu về người bạn thân nào ở trường được đâu,bạn nữ thì ít lắm,vì sao tôi cũng chẳng hiểu,có thể vì hết giờ học là tôi về thẳng nhà,hoặc qua đón em,nên chẳng bao giờ thân nổi với ai.Cho đến khi lên cấp 3,đúng thật là có thêm vài người bạn thân nữa thực,còn lúc vào đại học...chẳng muốn nhớ lại nữa,mệt mỏi rồi,tấm hình thì vẫn còn,nhưng mà...nhiều lúc cũng không nên tra tấn bản thân quá,hãy để nó qua đi,ít ra mình còn thấy thanh thản,giờ chỉ mong cô Cầm cho cái quyết định đi làm.Nghỉ lâu quá rồi,ở nhà chán thật.
Ông à,ông có giận cháu không? bằng ấy năm mà cháu chẳng dẫn ai về gặp ông,cứ để ông chờ đợi mãi,bây giờ cháu đã hiểu cảm giác của em Hằng  rồi,chỉ tiếc là đã trễ quá rồi.Thực ra khi bạn ấy bảo bạn ấy đi Thái Bình,cháu đã đoán là bạn ấy không muốn ở bên cháu nữa,có thể hai đứa bọn cháu kiếp này chỉ làm bạn thôi,nhưng vẫn buồn một chút,buồn vì tại sao thời gian học y chỉ có 6 năm,giá nó dài hơn thì hay biết bao.Nhưng mà thôi,vẫn phãi nhìn về phía trước ông nhỉ,tấm ảnh này thật đẹp,ai cũng tự nhiên,cất đi vào abum nào.

 Hai ngaỳ đi học rất xứng đáng với công sức và tiền bỏ ra. Thực sự thì mình làm chình nha cũng được gần buốn năm, đã có lúc rất muốn từ bỏ v...