(Trích từ báo mạng.Nhân nói tới việc xin chữ đầu xuân,và cũng nhân vụ mình bị cậu bạn cùng lớp mắng té tát vì cái tội hớn hở đi xin chữ mà không hiểu sâu sắc về chữ.Số là nhà mấy đứa đều ở Hà Nội.Tết đến đinh rủ nhau ra phố ông Đồ xin chữ.Mình vừa mở mồn ra đã bị gạch đá phang tới tấp(cũng may là đang ở trường y =(, )
-Xin chữ làm gì.Tôi viết còn đẹp hơn.Chữ các thầy đồ viết toàn sai,chữ thì thiếu nét,đảo nét,chẳng có phong độ gì cả.Viết giống thì dễ ợt,cái chính là phải viết cho đúng,cho có hồn.Bala bala....
Thú thực là mình đã chỉnh lý câu văn cho bớt gay gắt rồi=(,chắc hôm ý cậu ta bực tức gì nên trút qua mình.Mình cũng muốn bật lại :Tôi xin chữ cho tôi thì liên quan gì đến ông.Ông có giỏi thì đi mà viết.
Nhưng nghĩ kĩ cũng thấy đúng,dù dì thì trước khi nhập học y Hải Phòng với mình,cậu ta cũng đã nhập học ở đại học ngoại ngữ ,về văn hóa phương đông mình cũng có chút kiến thức,nhưng so với cậu bạn này,vẫn chưa thấm vào đâu.Trước đối thủ mạnh,phải tự thấy khó mà lui.
Xin chữ đầu xuân là một phong tục đẹp, đáng được nâng niu,trọng vọng.Đã không hiểu thì ko nên xin liều. )
Tết cổ truyền của người Việt gắn với nhiều phong tục tập quán, mỗi người từ lớn đến nhỏ ai cũng phải trải qua trong đời. Những tục lệ như xông đất, xin lộc, mừng tuổi…đã trở thành những mỹ tục tạo nên tết dân tộc, ăn sâu vào tâm hồn chúng ta. Xã hội đã thay đổi nhiều, phong tục tập quán cũng phải tự thay đổi để phù hợp hơn với cuộc sống, có phong tục còn giữ được bản sắc truyền thống có những phong tục đã bị lụi tàn, để không ít người phải bâng khuâng mỗi khi tết đến. Nhà thơ Vũ Đình Liên từng băn khoăn với hình ảnh ông đồ ngày nào, đó là hình ảnh đẹp trong tết cổ truyền của người Việt.
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Trên phố đông người qua.
Ngày xưa, mỗi khi tết đến xuân về, giữa không khí
tết tưng bừng khắp chốn, người ta chuẩn bị rất nhiều nào là rượu, gạo, thịt… để
ăn tết, nhưng không ai quên xin mấy chữ của ông đồ treo trong nhà. Xin chữ ngày
tết, không phải là một việc đơn giản như chúng ta thường nghĩ mà đó là điều
thiêng liêng, một việc quan trọng của gia đình. Ông đồ ngày xưa rất được trọng
vọng, những nhà có tiền thì mời thầy về tận nhà để dạy chữ cho con cái, những
nhà bình thường thì gửi con đến nhà thầy,thầy giỏi học sinh khắp nơi kéo đến
học, ngày lễ ngày tết phải sang tết thầy, dân gian có câu: mùng một tết cha,
mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy. Ngày tết, công việc của thầy đồ càng bận hơn
bởi mọi người đến xin chữ, đó là việc mà cả người xin chữ và người cho chữ đều
hết sức trân trọng và nâng niu. Ông đồ thường dậy sớm chuẩn bị nghiên mực cho
chu đáo mà phải là loại mực tốt nhất thì viết chữ mới đẹp, người xin chữ khăn
áo chỉnh tề, sắm một chút lễ vật đến nhà thầy,lễ vật tùy gia cảnh của người xin
chữ có thể là chai rượu, nải chuối, mấy bơ gạo nếp, hay một phong bao mừng
tuổi…
Chữ xin cũng tùy theo nguyện vọng của người xin
chữ, trong năm mới người ta cầu mong điều gì nhất thì người ta xin, người cầu
tài lộc thì xin chữ tài chữ lộc, người cầu con cái xin chữ phúc, người cầu sức
khỏe sống lâu xin chữ thọ… Có những ông đồ thì lại đến các chợ, hoặc nơi đông
người qua lại, bày giấy mực ra để bán chữ, có thể nói chỗ ông đồ ngồi là chỗ
mọi người xúm vào đông nhất. Những ông đồ chữ đẹp được mọi người chú ý rất
nhiều, mỗi chữ cũng chẳng đáng bao nhiêu tiền, nên ai cũng muốn mua cho mình
một vài chữ, sắc đỏ của giấy, mùi thơm của mực cũng làm cho ngày tết thêm màu
sắc và hương vị. Ngoài cầu may mắn, người ta còn muốn xin cái đức độ, tài năng
của ông đồ, lấy chữ để răn mình.
Ngày còn bé tôi cũng là đứa trẻ thông minh, vì
thế mà được ông nội rất quý, một lần ông cho tôi đi xin chữ đầu xuân, ông dẫn
tôi đến làng bên, tìm đến nhà một người bạn của ông. Tôi cũng không biết bạn
ông tôi là thầy đồ hay là người biết chữ nho còn sót lại trong thời đại mới,
nhưng ông tôi có vẻ rất tôn trọng người này. Ông tôi hồ hởi khoe với người bạn
già về gia đình, có vẻ như ông rất tự hào về mọi người, nói xong ông chỉ vào
tôi khoe:” cháu rất ngoan và học giỏi, hôm nay tôi đưa cháu đến xin chữ về ăn
tết” . Bạn ông tôi điềm đạm hỏi ông tôi xin chữ nào, ông tôi nói muốn xin chữ
an cho cả gia đình để cầu bình an, chữ thọ cho ông để cầu sức khỏe có thể sống
vui vẻ với con cháu. Ông cũng xin cho tôi chữ đức cầu cho con cháu giữ đạo đức
sáng mãi của tổ tiên.Ông đồ lấy giấy mực ra,cầm thay mực mài đều tay trên
nghiên mực màu mực đen huyền lấp lánh trên nghiên, đặt tấm giấy phẳng trên mặt
phản, cầm bút chấm vào khiên mực, viết chữ an trên tấm giấy đỏ nhẹ nhàng và mềm
mại, viết xong ông để một lát cho mực khô rồi nhẹ nhàng đưa cho ông tôi. Ông
tôi nhận với thái độ trân trọng. Ông đồ tiếp tục viết chữ thọ, nét chữ mạnh mẽ
và khảng khái, dường như ông viết chữ thọ cho cả bản thân mình nữa, cái tuổi
của hai ông bây giờ có sức khỏe để sống vui cùng con cháu là tốt rồi. Ông để
gọn tấm giấy đã viết sang một bên rồi viết tiếp chữ đức, chữ này ông viết vuông
vắn, nét chữ rõ ràng, dứt khoát, ông nói với tôi có tài rồi phải giữ được cái
đức cho trọn vẹn cháu nhé. Tôi còn bé nghe ông nói đáp lại vâng rất to làm hai
ông bật cười. Đó cũng là lần cuối cùng tôi đi xin chữ cùng ông, một kỉ niệm
tưởng như thoáng qua nhưng để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc.
Thời gian trôi, tôi vẫn giữ cho mình chữ đức dù
màu giấy đỏ đã phai nhưng nét chữ vẫn còn rõ nét, chữ đức ấy đã trở thành điều
răn mình của tôi trong suốt cuộc đời. Tục xin chữ ngày tết dường như đã mất đi
theo thời gian, nhưng mấy năm nay khi phong trào thư pháp phát triển mạnh nó
lại quay. Nhiều người không phải là thầy đồ khăn xếp như ngày xưa, cũng mở
những sạp viết chữ xuân, đó là các bạn trẻ đam mê thư pháp muốn tìm về không
gian truyền thống, không gian sống của ngệ thuật thư pháp. Các gian hàng của
các bạn trẻ không nhộn nhịp như thuở trước nhưng được rất nhiều người quan tâm,
tôi ghé qua sạp chữ xin cho mình một chữ. Bạn hỏi tôi xin chữ gì, tôi ngẫm nghĩ
một lát rồi nói muốn xin chữ nhẫn, các cụ nói đắc nhẫn đắc an. Bây giờ ra xã
hội, va chạm nhiều trong cuộc sống muốn giữ chữ đức cần phải giữ cho mình chữ
nhẫn. Không kiên nhẫn, nhẫn nại khó có thể giữ được bản thân. Chờ đợi anh bạn
trẻ chuẩn bị viết chữ, một cảm giác đặc biệt chạy khắp cơ thể tôi, bây giờ mọi
người không dùng mực mài như ngày xưa, dùng mực công nghiệp pha sẵn, cảm giác
chờ đợi ông đồ ngồi chầm chậm mài mực đã không còn. Tuy vậy những nét chữ mạnh
mẽ táo bạo và bay bổng hơn mang tính cách của người Việt trẻ. Cầm chữ trên tay
tôi thấy vui vẻ trong lòng, tết này tôi có thể an lòng hơn với nét đẹp truyền
thống của dân tộc. Mua tranh chữ bây giờ không thể có được sự trang trọng tôn
nghiêm như kiểu xin chữ ngày xưa nhưng cũng mang trong mình vẻ đẹp truyền thống
của một môn nghệ thuật dân tộc. Tôi cũng mừng vì đã có một bộ phận thanh niên
đã tìm thấy cho mình đam mê đúng đắn chứ không sa vào nhưng thú vui tầm thường
tiêu cực của xã hội.
(một bài đăng khác)Năm nay, tôi chọn đi vào một ngày đầu xuân. Nắng thật đẹp. Sau cái rét cơ hàn đến cắt da cắt thịt, Hà Nội đón xuân với một mùa tết có nắng. Âu đây cũng là cơ trời bù đắp lại cho người Tràng An sau dằng dặc hơn một tháng dài rét buốt.
Trước Văn Miếu môn có một dòng chữ lớn kết bằng hoa: Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Lối vào Văn Miếu người như nước tụ nguồn. Càng về gần trưa, người đến càng đông. Khách hành hương đa phần là trẻ. Nhiều trẻ em có phụ huynh đi cùng.
Không gian Văn Miếu cổ kính rêu phong bỗng như trẻ lại tới bao nhiêu tuổi, bởi những người trẻ này. Đến Văn Miếu đã nhiều lần, nhưng chưa năm nào tôi thấy tại cửa Khổng sân Trình, miền cội gốc của sự học đất nước lại nhiều người trẻ như năm nay. Đây là sự mừng của dân tộc khi mà miền Miếu Văn thiêng liêng của Tổ quốc càng ngày càng có nhiều con dân trẻ tuổi hành hương đến!
Sân nhà Thái Học phía bên phải nhìn từ ngoài vào, người trẻ nối nhau xếp hàng lấy số, mua giấy để xin chữ thầy đồ. Năm nay không thấy cảnh chen lấn vì đã có khuôn rào cho người thứ tự nối nhau chờ đến lượt. Họ mua giấy và đến bàn theo số để xin chữ. Chữ nào là tùy tâm tính của người muốn xin. Người cho chữ không lấy tiền của người xin chữ, chỉ lắng nghe nguyện vọng và cắm cúi viết. Hình như tiền thù lao về công sức của người cho chữ đã nằm ở trong tiền bán giấy. Đây có lẽ là nét tế nhị, một ứng xử hay trong chuyện chữ nghĩa nơi đền thờ của đạo Học.
Các thầy đồ năm nay cũng hầu hết là trẻ. Một vài thầy đồ ăn mặc kiểu tân thời trẻ đã đành, đến những thầy diện cả áo the khăn xếp cũng không giấu cái vẻ thanh xuân của mình. Trong số họ chắc chắn có những sinh viên Hán Nôm hoặc đang theo học một lớp chữ Hán nào đó.
Sân nhà Thái Học phía trước các bàn viết chữ là la liệt các trẻ trai, gái ngồi phơi chữ đã xin được dưới nắng. Màu mực nho đen nhánh trên nền hồng, nền vàng của giấy. Năm ngoái nhìn các cháu ngồi quạt chữ cho khô vì trời nhiều mây mà thấy cảm động. Năm nay, nhìn các cháu ngồi hong nắng cùng chữ càng thấy cảm động hơn.
Các chữ lớp trẻ xin hôm nay đều là ý nguyện của chính họ và các bậc sinh thành ra họ trong việc luyện làm Người và thành Người.
Tôi hỏi một cháu:
- Chữ cháu xin là chữ gì đấy?
- Dạ thưa bác, chữ Tài ạ!
- Sao cháu lại xin chữ này?
Chàng trai nhìn tôi có vẻ ngỡ ngàng rồi thản nhiên nói:
- Có tài mới làm được nhiều việc chứ ạ.
Tôi bình luận;
- Cháu thật tự tin.
Chàng trai khẽ cười và rành rẽ nói:
- Cháu cũng mong được như thế!
Qua đoạn đối thoại trên tôi thấy yên tâm hơn ở tuổi trẻ hôm nay. Thế hệ trước các cháu chưa chắc đã dám nói thẳng như vậy. Họ có khi còn nói vòng vo cho dù nội dung muốn chuyển tải chính cũng là thế. Tuổi trẻ bây giờ không khách sáo khi thể hiện những nguyện vọng của mình.
Cũng có cháu xin chữ Đức. Đang tuổi học lại xin chữ có vẻ như ngoài việc học của mình, cho dù nó rất quan trọng nên tôi ướm hỏi thử cháu là vì sao lại xin chữ ấy, cháu cũng nói luôn:
- Thưa bác, Tiên học Lễ hậu học Văn mà. Thầy giáo cháu nói đạo đức mà kém, có tài mấy cũng chưa hẳn đã nên người…
Thì ra vậy. Tôi giật mình. Tuổi trẻ bây giờ cũng luôn nghĩ tới cái gốc của đạo làm Người.
Xin chữ đầu năm - một tục lệ mang đậm nét văn hoá độc đáo. Ảnh: K.H.
|
- Thưa thầy. Thầy cho cháu xin một chữ Trí.
Thầy chấm bút lông vào nghiên mực và thả chữ trên nền giấy hồng. Chữ thầy đã viết xong. Người xin chữ hơi nhíu mày thưa lại;
- Thầy ơi chữ Trí cháu xin là chữ Trí khác kia chứ không phải chữ Chí này.
Thầy đồ gật gù nghe cháu nói tiếp:
- Chữ Chí thầy vừa cho cháu là chữ Chí làm quan. Cháu còn bé thế này làm chuyện ấy bây giờ sao được ạ. Cháu đang cần phải học nhiều để có Trí mà…
- Ta hiểu, ta hiểu…
Thầy đồ lại chấm bút vào nghiên mực khẽ trầm mặt viết cho khách một chữ Trí khác.
Cũng có chuyện một ông khách bút mực không thật già, nhưng chắc có học kỹ Hán Nôm dạo chơi qua. Ông không xin chữ, song vô tình gặp chữ thầy đồ viết thiếu nét, đã vui vẻ ngồi xuống bổ sung cho phần chữ của người cho chữ được đầy đủ hơn.
Cũng như mọi năm về chất lượng của thư pháp, có chữ viết của thầy đồ như gửi hồn mình vào nét bút mà nên dòng phượng múa, rồng bay. Cũng có trường hợp hình như mới ở giai đoạn đầu của việc chép chữ.
Cũng khó mà trách người viết được khi thâm niên nghề viết chữ của họ chưa nhiều trong lúc nhu cầu xin chữ của người mộ đạo tăng lên và khả năng thẩm định vẻ đẹp về chữ của họ còn những hạn chế nhất định. Viết một chữ Hán cho giống không khó. Viết một chữ Hán cho có hồn có nghĩa đâu phải cứ vung bút là có thể thành. Các cụ xưa đã tôn vinh loại chữ này là chữ của Thánh hiền.
Trong phố chữ cổ cũng có các nhà thư pháp chữ Việt. Khách đến với các thầy đồ của loại chữ có gốc La-tinh này chưa thật nhiều vì họ mê chữ Hán hơn. Cũng vì phần chữ Việt có chỗ có thầy thể hiện qua nghệ thuật thư pháp của mình chưa thật hấp dẫn. Để có được uy tín về chuyện này không thể một sớm một chiều khi mà chữ Việt không phải là loại chữ tượng hình, một lợi thế tuyệt vời cho nghệ thuật thư họa về chữ nghĩa.
Nhà bia Văn Miếu năm nay có sự trang trí khác. Thềm bia được trải thảm màu. Có dây vải màu giăng quanh nhà bia, ngăn người quá sùng bái và hiếu kỳ bước lên đặt tay vào bia và xoa đầu rùa. Việc đó thật hợp lý, nhưng có chỗ chưa hẳn là có lý. Thiết nghĩ, nhà bia và bia vốn rất cổ kính nên sự trải thảm màu và giăng băng vải màu xung quanh liệu có sợ "màu sắc" quá chăng so với cái vốn trầm tĩnh uyên thâm của di tích. Việc đặt các bình gốm của các nghệ nhân đương thời bên cạnh chữ nghĩa của tiền nhân ở đây e không hợp lắm vì nó rất có thể làm loãng chủ thể.
Việc trích những lời hay trong văn bia chữ Hán phiên âm ra chữ Việt với những lời dạy kẻ sĩ làm người, làm quan thì lại thật sự có ý nghĩa và hữu ích với mọi người. Còn việc khách tham quan thả những đồng tiền mệnh giá nhỏ lên thảm màu trước bia thì quả tình đây là cách ứng xử không mấy chữ nghĩa cho lắm trước một di sản văn hóa thuộc loại tinh hoa của thế giới.
Có người nói vui, nhưng là giọng bàn luận, phẩm bình:
- Các cụ có cần những đồng tiền nhỏ này đâu. Bất quá nếu gom lại không đủ mời mỗi người một bát phở thời đắt đỏ. Vậy mà các vị cứ làm phiền các bậc liêm quan thời xưa nhiều thế để làm gì.
Lại không đẹp nữa và lý tài thế nào ấy…
Tôi thì trộm nghĩ, người bỏ tiền xuống thảm là thành tâm nên ta không tính chuyện ít nhiều và cũng chưa vội gọi nó là lý tài trong việc cầu xin. Nên chăng khi chưa chuyển đổi được phong tục này, hãy làm một hòm công đức đặt ở vị trí thích hợp tại nhà bia để những người kính bia, yêu mến chữ muốn góp sức tu bổ và bảo dưỡng di sản sẽ có nơi để gửi gắm chút công sức nhỏ bé của mình. Còn cứ như hiện giờ thì không nên tí nào ở chốn rất nhiều chữ nghĩa cao quý này…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét