Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

vậy la đa hêt 1 ki



Mưa rùi nè.Vậy là kì I năm thứ 2 đã kết thúc.
Bít nói thế nào nhỉ?Môt học kì nhiều cảm xúc.Lần đầu tiên hiểu thế nào gọi là giới hạn của bản thân.Thế nào gọi là toát mồ hôi giữa mùa đông.Thế nào là lo lắng,chờ đợi(ý cái này là của năm ngoái rùi,nhưng năm nay cấp độ tăng tiến),thế nào là fởn cực điểm=))) (thực ra với 1 đứa cười trung binh >20 lần 1 ngày như mềnh thì  fởn bình thường và  fởn  cực điểm  cũng chẳng khác nhau là mấy).thế nào là thất vọng.Tự kỉ.
Bởi vì văn của mình cũng ko hay cho lắm(có thể nói là rất dở,thú thực là mình cảm thấy rất có lỗi với mama :mặc dù mama mình là giáo viên  chuyên văn,nhưng mình gần như chẳng có tí năng khiếu văn nào cả,trừ năm lớp 12 ra,còn lại các năm khác:văn là môn mình ghét nhất(đánh đồng với ngoại ngữ và thể dục=(),cho tới thời điểm này vẫn còn viết sai chính tả khá nhiều,nếu ko mún nói là hầu như dòng nào cũng sai) nên mình kể theo trình tự thời gian vậy.
Uh, kỳ này toàn những chuyện bất ngờ.Bất ngờ ngay từ ngày đầu tiên đi học.Nói thế nào nhỉ.Một cảm giác…ngạc nhiên,bùn,thất vọng.Haiz…trượt kinh tế chính trị,mất học bổng kì II y1.Nếu như mình học hành lười biếng thì chẳng nói làm gì. Đằng này mình còn học môn ý rất chăm chỉ,làm đề cương,học thuộc 2 lần.Ghi chép bài  đầy đủ.Nhưng kết quả:3 điểm.Nói thực(mà thôi,bỏ cái từ nói thực với thú thực đi,có phải giả đâu mà cứ phải ghi thêm chữ thực vào làm gì?) cho đến thời điểm này mình  vẫn chẳng hiểu vì sao trượt.Bùn lắm.Bùn nhất là cả đám bạn của mình ai cũng qua,ai cũng đc học bổng,chỉ mình mình rớt.Tự an ủi mình,cố gắng ôn thi lại.Bản thân mình làm việc gì lúc đầu ko thuận lợi lắm thì sau mới có kết quả tốt đc(kinh nghiệm xương máu sau 12 năm đi học, đi thi.).Với cả có pải chỉ mình mình thi lại đâu.Có sinh viên nào mà ko thi lại?Chẳng qua nhóm mình toàn bạn học khá,nên mình mới có cảm giác ấy . Rùi cũng gom góp tài liệu, ôn thi lại.Thế mới hiểu rằng:ko phải việc gì cứ cố gắng là sẽ đc,ko phải việc gì cũng trong dự liệu của mình. Đôi khi mình vẫn phải học cách chấp nhận thực tế :quá phũ.
Cứ bảo rằng cái gì cũng có 2 mặt của nó.Nhưng nghĩ đc như thế ko phải là chuyện dễ.Phải tự mình trải qua khó khăn,trả giá cho thực tế thì mới nhận ra đc câu nói đó đúng.Sau khi trượt mình mới nhận ra rằng ko phải thầy cô nào cũng tốt như mình tưởng. Đó chỉ là phụ thôi,chẳng bao giờ lỗi hoàn toàn tại khách quan cả.Cùng 1 cô giáo ấy chấm,nhưng các bạn của mình vẫn qua đấy thôi.Chỉ có điều qua với điểm số sít soát :5-6.Trong khi thi lại như mình lại đc 7.Kể ra thì tổng kết của mình vẫn cao hơn các bạn. Điều đó có nghĩa là gì? Điều đó có nghĩa là cách học của mình chưa hiệu quả.Quá dàn trải ,quá mệt.Nếu sang y2 nhiều môn hơn,chắc chắn mình ko thể đạt kết quả tốt đc.Thi lại rùi mình mới thấy thi lại chẳng đáng sợ như mình tưởng.Với những môn ảo như vậy thì cũng phải học cho phù hợp.Có những lúc vẫn phải chấp nhận mất học bổng,bỏ một vài môn ko quan trọng để tập trung vào những môn quan trọng hơn. Hơn nữa mình cũng cần rút kinh nghiệm vì y1 mình cứ hung hục học như trâu,chẳng để ý xem khóa trên thi cử kiểu gì.Thế thì đc điểm cao mới là chuyện bất bình thường.
Từ cái việc trượt triết ý.Sau nhiều đêm ngẫm nghĩ,mình đã xác định đc những môn quan trọng ,cần đầu tư nhiều thời gian và sức lực.Và môn nào chỉ học làng nhàng để thi.Môn nào có thể bỏ , để thi lại đợt sau. Kết quả: đến mình nhìn bảng điểm cũng chẳng tin nổi đấy là điểm của mình=))).Chỉ trong 1 tháng mà điểm thi thấp nhất mình nhận đc là 8,5. Điều hối tiêc duy nhất của mình là đã ko đc 10 thực hanh giải phẫu. Cộng với một chút may mắn:2 môn mình định bỏ là tư tưởng và hóa sinh 2 và tư tưởng Hồ Chí Minh đều làm bài tốt.(thầy Mạnh chấm dễ thật,mình chem gió toàn bộ câu 2 mà vẫn đc 7,so với những bạn học cả 20 câu tư tưởng,minh  thấy rất là áy náy,vì mình chỉ học có 11 câu thoai=)
Thất vọng lớn nhất thuộc về hóa sinh 1 và Pháp văn.2 con 7 này làm mình đang từ trên trời(đang ngây ngất với chiến thắng) rời tùm cái xuống đất. Đau thật đấy.Nhưng biết làm sao đc. Đôi khi mình vẫn phải học cách chấp nhận thực tế,dù sao mình cũng đã cố gắng hết sức có thể rồi.(sến quá).Còn 1 môn thi nữa thôi.Mô học ra tết sẽ thi.Mình hoàn toàn thoải mái trc môn học này.Và mơ ước của mình đang đến rất gần rùi.
Lại mưa nữa rùi.Lạnh.
Đoạn vừa rùi thiên về điểm số quá nhỉ? Uh,sinh viên rùi pải khác học sinh chứ.Khác ở chỗ nao nào?Với mình thì đó là những kỉ niệm.Có lẽ hồi học cấp 3 mình mải mê với ước mơ quá, nên giờ đổ đốn=)).Nói vậy thôi ,có lẽ lên đại học,lớn rùi,suy nghĩ cũng thoáng hơn.Biết chơi,biết nuông chiều bản thân hơn.Mà nhiều lúc cũng phải chiều hư bản thân mình một tẹo=))),nếu ko thì sẽ mệt mỏi lắm.
Thực hành giải phẫu: đã qua rùi cái cảm giác sợ sệt ban đầu,y2 rùi mà,phải rạn hơn chứ. Điều làm mình nhớ nhất là mấy buổi đi học trộm,học ké với các lớp khác và chuyên tu.Cái cảm giác hồi hộp,nơm nớp sợ ấy chắc chẳng bao giờ mình quên đc.Học với các anh chị chuyên tu vui lắm.Học cùng họ mới nhận ra suy nghĩ của mình trước đây có phần lệch lạc.Mình vẫn còn sướng chán,có những người học chắp vá ko phải vì họ kém cỏi mà vì….trên đôi vai họ còn nhiều thứ khác quan trọng hơn.Và minh vẫn còn trẻ con lắm.Còn tuyệt đối lắm.Các anh chị ý nghĩ thoáng hơn tụi nhóc bọn mình nhiều.Và con người nhiều khi cũng nên nghĩ thoáng ra một chút.Như thế sẽ dễ thở hơn(lại sến).Mình cũng thấy khâm phục họ:nhiều tuổi như vậy mà vẫn còn đi học,nhìn các bác ý học phẫu I, từng động mạch ,tk ở chi:bất giác mình lại cười:họ tuy học trình sau mình nhưng dậy mình nhiều điều quá.Cũng có chút tự hào(chắc là do lì mặt quá,nên đc thầy nhớ mặt,thầy cũng châm trước cho cái đối tượng đuổi mãi ko đc=)).
Quên sao đc những buổi học băng ,học tiêm của điều dưỡng.Cảm nhận đầu tiên:các cô dạy điều dưỡng,cô nào cũng……….xinh.=))).Các cô bảo:tụi mình tập tiêm cho nhau thì sau này sẽ biết đc cảm giác của bệnh nhân.Ma mình thấy làm bệnh nhân còn thích hơn.Làm bs,gặp phải ca khó(garo chán chê mà vẫn chẳng thấy ven đâu cả),bệnh nhân thì vẫn cười te tởn mà mồ hôi bs thực tập ra như tắm.Cũng biết đc cái cảm giác vuivui khi vừa hoan thành 1 ca kho khó một tẹo.Mệt ,và căng thẳng lăm.
Quên sao đc những buổi học sinh lý. Đứa nào cũng pải cầm 1 cái kim to đùng,tự đâm vào tay mình để lấy máu lam xét nghiệm.Vừa đau,vừa nhức.Chỉ mún khóc luôn ý,mà ko đc khóc.Lúc ý mới nhận ra là tụi con trai rất tốt bụng.Tuy bình thường hay tranh chỗ ,tranh thang máy với nhau(khẩu hiệu của tụi nó là:nam nữ bình đẳng=((.,),nhưng những lúc làm thí nghiệm 2 toàn tụi nó phải cắn răng chịu đau tiếp.(thế mới biết là nhiều khi cũng ko bình đẳng lắm nhỉ?=)
Quên sao đc những lúc hồi hộp trước cửa phòng thực hành mô đợi điểm.Mặt đứa nào cũng phờ phạc.Các thầy bảo răng:làm như thế để các em hiểu đc cảm giác của người nhà bệnh nhân.Vâng tụi em hiểu rùi ạ.15 phút chờ đợi kiểu này còn đáng sợ hơn cả học quốc phòng 2 tiếng.Âu cũng là cái nghề,cũng là cái nghiệp.Trước khi trở thành 1 bác sĩ.Các sinh viên y đều đc các thầy cho nếm trải đủ các cảm giác của bệnh nhân. Để có thể thấu hiểu .

Gần 12 h rùi ,ngoài trời mưa vẫn rơi.Năm nay ,cái cảm giác sợ sệt mới xa nhà lần đầu đã  chạy biến đâu mất.Có chăng chỉ là một chút nhơ nhớ.Con người mà,ai rùi cũng phải nhớn,phải sống độc lập.Thầy dạy giải phẫu của tụi mình bảo:Các em lớn rồi chứ có còn bé tấm gì nữa đâu,phải tập mà làm người lớn đi chứ.Còn thầy dạy tâm lý thì đã mặc nhiên thừa nhận tụi mình đã trưởng thành.@-@ .(thầy ui nhưng mờ em vẫn mún lam trẻ con cơ,làm người lớn có nhiều qui tắc lắm,lại phải tự lo cho mình ).
Có những lúc pải vất hết mấy cái lý tưởng, ước mớ sang một bên, để thưởng cho bộ não mấy ngày thư thái.Nuông chiều bản thân một chút .Học hành vất vả cả kỳ rùi.Giờ là lúc sống với những thói quen xấu:chơi game, đọc chuyện ,ngủ nướng, ăn ngon, đi chơi=))))).Mềnh hư quá đi mất=))))

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

nhớ



Tối nay nghe kể chuyện bé Thu  mà nhỏ nhớ nhóc Minh quá.Bao nhiêu kỉ niệm lúc còn nhỏ của 2 chị em lại ùa về trong tâm trí nhỏ.
Nhỏ còn nhớ lúc còn bé  nhỏ thích có anh trai lắm.Cứ phụng phịu đòi mẹ sinh cho 1 anh nữa.Bây giờ thì thôi trò trẻ con ý rùi.Cũng phải thích nghi dần chứ.Rõ khổ,bạn nhỏ có anh thì suốt ngày mong có em.
 Có em cũng hay.Sống một mình mãi cũng chán,có thêm người chơi cùng,thấy vui vui,mà nhiều lúc cũng bực mình..Cả 2 đứa đều nhát ma=(,nên đi đâu cũng dính với nhau.Sáng cùng đi học,chiều cùng về,nghe hắn kể chuyện trên lớp,kể về đội bóng(mà phải thừa nhận trí nhớ của nhỏ về thể thao kém thật,ngày nào cũg nghe hắn nhắc đến đội bóng,mà đến bây giờ,tất cả những gì nhỏ nhớ được chỉ là tên đội bóng đó @_@), tối lại cùng học,cùng xem phim,tranh nhau điều khiển,tranh nhau chỗ ngồi,tranh nhau đồ ăn=).Ngày nghỉ đi chơi,đi ăn kem,tranh nhau giày dép(ngày truớc thoai,pi h ko đi vừa dép của hắn nữa,ko tranh đc)==è được nghỉ lúc nào cũng thích=).Ngày thường hay trành trọe,đùa cợt.Có lúc tức lắm ý,cơ mà xa cũng thấy  nhớ nhớ.Năm đầu tiên đi học đại học,phải mất một thời gian dài nhỏ mới quen được cuộc sống một mình,cs ko có hắn.Tập làm quen với những thói quen mới.Tập sống khác.
Nhớ lại thì món quà sn ấn tượng nhất với nhỏ lại là bó hoa cỏ may của cậu em trai.Năm ấy nhỏ học lớp 10,còn nhóc Minh đang học lớp 3.Nhỏ vừa đi học về,mệt đứt hơi.Năm ây mới chuyển trường,chẳng quen ai mấy,cũng bùn.Đang hí húi nấu bữa tối,nhóc Minh chạy từ đâu về,trời đất,chân tay lấm lem toàn đất là đất.Kiểu này chắc lại nghịch ở đâu về roài.
-Tặng chị này.
-Cái gì thế.
Hắn chìa ra một tờ giấy(ô li),gói 5-6 bông hoa cỏ may .
-Chúc chị sinh nhật vui vẻ.Em ko có tiền mua hoa đâu.em hái ngoài ruộng rồi bọc lại cho giống ở cửa hang đấy.(Kèm theo 1 nụ cười rất khó miêu tả).
Nói rùi hắn chạy mất tiêu luôn,làm nhỏ chưa kịp phát biểu cảm tưởng gì hết.
Mới ngày nào nhỏ dắt tay hắn  đến trường, trở hắn sau chiếc xe đạp nhỏ,đi học,đi chơi.Bây giờ,đều  đã lớn cả rùi.Đôi giày tết năm ngoái nhỏ mới mua cho hắn,năm nay đã chật cứng phải thay đôi khác.Năm nay,mua gì được nhỉ?

Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

Từ một ngã tư đường phố


Nghe mấy bản nhạc ngày xưa thấy phần phối khí thân thương,dễ đi vào lòng người quá.Càng nghe càng thấy hay,thấy rạo rực yêu đời.Dù cuộc đời nhiều khi ko chiều lòng người.

Hồi ấy, tôi vừa đi thực tế ở trong khu 4 ra. Đang trong không khí chiến tranh căng thẳng ác liệt, ra đến Hà Nội không khí thật yên bình. Lạ nhất là lúc đó Hà Nội bắt đầu xuất hiện đèn xanh đèn đỏ ở một số ngã tư nên chúng tôi rất thích thú. Thế là tôi viết bài "Từ một ngã tư đường phố" với những nốt nhạc rất vui về một ngã tư nhưng chính là về cuộc sống mến yêu. Hình ảnh người chiến sĩ Cảnh sát Giao thông chỉ xuất hiện rất ngắn ở cuối bài, nhưng đó lại chính là điều đọng lại. Họ đang âm thầm làm việc vì sự bình yên trong giao thông, cũng là sự bình yêu của đất nước".(Phạm Tuyên)

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013

Xin chữ để rèn người

Xin chữ để rèn người
(Trích từ báo mạng.Nhân nói tới việc xin chữ đầu xuân,và cũng nhân vụ mình bị cậu bạn cùng lớp mắng té tát vì cái tội hớn hở đi xin chữ mà không hiểu sâu sắc về chữ.Số là nhà mấy đứa đều ở Hà Nội.Tết đến đinh rủ nhau ra phố ông Đồ xin chữ.Mình vừa mở mồn ra đã bị gạch đá phang tới tấp(cũng may là đang ở trường y =(, )
-Xin chữ làm gì.Tôi viết còn đẹp hơn.Chữ các thầy đồ viết toàn sai,chữ thì thiếu nét,đảo nét,chẳng có phong độ gì cả.Viết giống thì dễ ợt,cái chính là phải viết cho đúng,cho có hồn.Bala bala....

Thú thực là mình đã chỉnh lý câu văn cho bớt gay gắt rồi=(,chắc hôm ý cậu ta bực tức gì nên trút qua mình.Mình cũng muốn bật lại :Tôi xin chữ cho tôi thì liên quan gì đến ông.Ông có giỏi thì đi mà viết.
Nhưng nghĩ kĩ cũng thấy đúng,dù dì thì trước khi nhập học y Hải Phòng với mình,cậu ta cũng đã nhập học ở đại học ngoại ngữ ,về văn hóa phương đông mình cũng có chút kiến thức,nhưng so với cậu bạn này,vẫn chưa thấm vào đâu.Trước đối thủ mạnh,phải tự thấy khó mà lui.
Xin chữ đầu xuân là một phong tục đẹp, đáng được nâng niu,trọng vọng.Đã không hiểu thì ko nên xin liều. )


Tết cổ truyền của người Việt gắn với nhiều phong tục tập quán, mỗi người từ lớn đến nhỏ ai cũng phải trải qua trong đời. Những tục lệ như xông đất, xin lộc, mừng tuổi…đã trở thành những mỹ tục tạo nên tết dân tộc, ăn sâu vào tâm hồn chúng ta. Xã hội đã thay đổi nhiều, phong tục tập quán cũng phải tự thay đổi để phù hợp hơn với cuộc sống, có phong tục còn giữ được bản sắc truyền thống có những phong tục đã bị lụi tàn, để không ít người phải bâng khuâng mỗi khi tết đến. Nhà thơ Vũ Đình Liên từng băn khoăn với hình ảnh ông đồ ngày nào, đó là hình ảnh đẹp trong tết cổ truyền của người Việt.
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Trên phố đông người qua.

Ngày xưa, mỗi khi tết đến xuân về, giữa không khí tết tưng bừng khắp chốn, người ta chuẩn bị rất nhiều nào là rượu, gạo, thịt… để ăn tết, nhưng không ai quên xin mấy chữ của ông đồ treo trong nhà. Xin chữ ngày tết, không phải là một việc đơn giản như chúng ta thường nghĩ mà đó là điều thiêng liêng, một việc quan trọng của gia đình. Ông đồ ngày xưa rất được trọng vọng, những nhà có tiền thì mời thầy về tận nhà để dạy chữ cho con cái, những nhà bình thường thì gửi con đến nhà thầy,thầy giỏi học sinh khắp nơi kéo đến học, ngày lễ ngày tết phải sang tết thầy, dân gian có câu: mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy. Ngày tết, công việc của thầy đồ càng bận hơn bởi mọi người đến xin chữ, đó là việc mà cả người xin chữ và người cho chữ đều hết sức trân trọng và nâng niu. Ông đồ thường dậy sớm chuẩn bị nghiên mực cho chu đáo mà phải là loại mực tốt nhất thì viết chữ mới đẹp, người xin chữ khăn áo chỉnh tề, sắm một chút lễ vật đến nhà thầy,lễ vật tùy gia cảnh của người xin chữ có thể là chai rượu, nải chuối, mấy bơ gạo nếp, hay một phong bao mừng tuổi…
Chữ xin cũng tùy theo nguyện vọng của người xin chữ, trong năm mới người ta cầu mong điều gì nhất thì người ta xin, người cầu tài lộc thì xin chữ tài chữ lộc, người cầu con cái xin chữ phúc, người cầu sức khỏe sống lâu xin chữ thọ… Có những ông đồ thì lại đến các chợ, hoặc nơi đông người qua lại, bày giấy mực ra để bán chữ, có thể nói chỗ ông đồ ngồi là chỗ mọi người xúm vào đông nhất. Những ông đồ chữ đẹp được mọi người chú ý rất nhiều, mỗi chữ cũng chẳng đáng bao nhiêu tiền, nên ai cũng muốn mua cho mình một vài chữ, sắc đỏ của giấy, mùi thơm của mực cũng làm cho ngày tết thêm màu sắc và hương vị. Ngoài cầu may mắn, người ta còn muốn xin cái đức độ, tài năng của ông đồ, lấy chữ để răn mình.
Ngày còn bé tôi cũng là đứa trẻ thông minh, vì thế mà được ông nội rất quý, một lần ông cho tôi đi xin chữ đầu xuân, ông dẫn tôi đến làng bên, tìm đến nhà một người bạn của ông. Tôi cũng không biết bạn ông tôi là thầy đồ hay là người biết chữ nho còn sót lại trong thời đại mới, nhưng ông tôi có vẻ rất tôn trọng người này. Ông tôi hồ hởi khoe với người bạn già về gia đình, có vẻ như ông rất tự hào về mọi người, nói xong ông chỉ vào tôi khoe:” cháu rất ngoan và học giỏi, hôm nay tôi đưa cháu đến xin chữ về ăn tết” . Bạn ông tôi điềm đạm hỏi ông tôi xin chữ nào, ông tôi nói muốn xin chữ an cho cả gia đình để cầu bình an, chữ thọ cho ông để cầu sức khỏe có thể sống vui vẻ với con cháu. Ông cũng xin cho tôi chữ đức cầu cho con cháu giữ đạo đức sáng mãi của tổ tiên.Ông đồ lấy giấy mực ra,cầm thay mực mài đều tay trên nghiên mực màu mực đen huyền lấp lánh trên nghiên, đặt tấm giấy phẳng trên mặt phản, cầm bút chấm vào khiên mực, viết chữ an trên tấm giấy đỏ nhẹ nhàng và mềm mại, viết xong ông để một lát cho mực khô rồi nhẹ nhàng đưa cho ông tôi. Ông tôi nhận với thái độ trân trọng. Ông đồ tiếp tục viết chữ thọ, nét chữ mạnh mẽ và khảng khái, dường như ông viết chữ thọ cho cả bản thân mình nữa, cái tuổi của hai ông bây giờ có sức khỏe để sống vui cùng con cháu là tốt rồi. Ông để gọn tấm giấy đã viết sang một bên rồi viết tiếp chữ đức, chữ này ông viết vuông vắn, nét chữ rõ ràng, dứt khoát, ông nói với tôi có tài rồi phải giữ được cái đức cho trọn vẹn cháu nhé. Tôi còn bé nghe ông nói đáp lại vâng rất to làm hai ông bật cười. Đó cũng là lần cuối cùng tôi đi xin chữ cùng ông, một kỉ niệm tưởng như thoáng qua nhưng để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc.
Thời gian trôi, tôi vẫn giữ cho mình chữ đức dù màu giấy đỏ đã phai nhưng nét chữ vẫn còn rõ nét, chữ đức ấy đã trở thành điều răn mình của tôi trong suốt cuộc đời. Tục xin chữ ngày tết dường như đã mất đi theo thời gian, nhưng mấy năm nay khi phong trào thư pháp phát triển mạnh nó lại quay. Nhiều người không phải là thầy đồ khăn xếp như ngày xưa, cũng mở những sạp viết chữ xuân, đó là các bạn trẻ đam mê thư pháp muốn tìm về không gian truyền thống, không gian sống của ngệ thuật thư pháp. Các gian hàng của các bạn trẻ không nhộn nhịp như thuở trước nhưng được rất nhiều người quan tâm, tôi ghé qua sạp chữ xin cho mình một chữ. Bạn hỏi tôi xin chữ gì, tôi ngẫm nghĩ một lát rồi nói muốn xin chữ nhẫn, các cụ nói đắc nhẫn đắc an. Bây giờ ra xã hội, va chạm nhiều trong cuộc sống muốn giữ chữ đức cần phải giữ cho mình chữ nhẫn. Không kiên nhẫn, nhẫn nại khó có thể giữ được bản thân. Chờ đợi anh bạn trẻ chuẩn bị viết chữ, một cảm giác đặc biệt chạy khắp cơ thể tôi, bây giờ mọi người không dùng mực mài như ngày xưa, dùng mực công nghiệp pha sẵn, cảm giác chờ đợi ông đồ ngồi chầm chậm mài mực đã không còn. Tuy vậy những nét chữ mạnh mẽ táo bạo và bay bổng hơn mang tính cách của người Việt trẻ. Cầm chữ trên tay tôi thấy vui vẻ trong lòng, tết này tôi có thể an lòng hơn với nét đẹp truyền thống của dân tộc. Mua tranh chữ bây giờ không thể có được sự trang trọng tôn nghiêm như kiểu xin chữ ngày xưa nhưng cũng mang trong mình vẻ đẹp truyền thống của một môn nghệ thuật dân tộc. Tôi cũng mừng vì đã có một bộ phận thanh niên đã tìm thấy cho mình đam mê đúng đắn chứ không sa vào nhưng thú vui tầm thường tiêu cực của xã hội.
 (một bài đăng khác)
Năm nay, tôi chọn đi vào một ngày đầu xuân. Nắng thật đẹp. Sau cái rét cơ hàn đến cắt da cắt thịt, Hà Nội đón xuân với một mùa tết có nắng. Âu đây cũng là cơ trời bù đắp lại cho người Tràng An sau dằng dặc hơn một tháng dài rét buốt.
Trước Văn Miếu môn có một dòng chữ lớn kết bằng hoa: Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Lối vào Văn Miếu người như nước tụ nguồn. Càng về gần trưa, người đến càng đông. Khách hành hương đa phần là trẻ. Nhiều trẻ em có phụ huynh đi cùng.
Không gian Văn Miếu cổ kính rêu phong bỗng như trẻ lại tới bao nhiêu tuổi, bởi những người trẻ này. Đến Văn Miếu đã nhiều lần, nhưng chưa năm nào tôi thấy tại cửa Khổng sân Trình, miền cội gốc của sự học đất nước lại nhiều người trẻ như năm nay. Đây là sự mừng của dân tộc khi mà miền Miếu Văn thiêng liêng của Tổ quốc càng ngày càng có nhiều con dân trẻ tuổi hành hương đến!
Sân nhà Thái Học phía bên phải nhìn từ ngoài vào, người trẻ nối nhau xếp hàng lấy số, mua giấy để xin chữ thầy đồ. Năm nay không thấy cảnh chen lấn vì đã có khuôn rào cho người thứ tự nối nhau chờ đến lượt. Họ mua giấy và đến bàn theo số để xin chữ. Chữ nào là tùy tâm tính của người muốn xin. Người cho chữ không lấy tiền của người xin chữ, chỉ lắng nghe nguyện vọng và cắm cúi viết. Hình như tiền thù lao về công sức của người cho chữ đã nằm ở trong tiền bán giấy. Đây có lẽ là nét tế nhị, một ứng xử hay trong chuyện chữ nghĩa nơi đền thờ của đạo Học.
Các thầy đồ năm nay cũng hầu hết là trẻ. Một vài thầy đồ ăn mặc kiểu tân thời trẻ đã đành, đến những thầy diện cả áo the khăn xếp cũng không giấu cái vẻ thanh xuân của mình. Trong số họ chắc chắn có những sinh viên Hán Nôm hoặc đang theo học một lớp chữ Hán nào đó.
Sân nhà Thái Học phía trước các bàn viết chữ là la liệt các trẻ trai, gái ngồi phơi chữ đã xin được dưới nắng. Màu mực nho đen nhánh trên nền hồng, nền vàng của giấy. Năm ngoái nhìn các cháu ngồi quạt chữ cho khô vì trời nhiều mây mà thấy cảm động. Năm nay, nhìn các cháu ngồi hong nắng cùng chữ càng thấy cảm động hơn.
Các chữ lớp trẻ xin hôm nay đều là ý nguyện của chính họ và các bậc sinh thành ra họ trong việc luyện làm Người và thành Người.
Tôi hỏi một cháu:
- Chữ cháu xin là chữ gì đấy?
- Dạ thưa bác, chữ Tài ạ!
- Sao cháu lại xin chữ này?
Chàng trai nhìn tôi có vẻ ngỡ ngàng rồi thản nhiên nói:
- Có tài mới làm được nhiều việc chứ ạ.
Tôi bình luận;
- Cháu thật tự tin.
Chàng trai khẽ cười và rành rẽ nói:
- Cháu cũng mong được như thế!
Qua đoạn đối thoại trên tôi thấy yên tâm hơn ở tuổi trẻ hôm nay. Thế hệ trước các cháu chưa chắc đã dám nói thẳng như vậy. Họ có khi còn nói vòng vo cho dù nội dung muốn chuyển tải chính cũng là thế. Tuổi trẻ bây giờ không khách sáo khi thể hiện những nguyện vọng của mình.
Cũng có cháu xin chữ Đức. Đang tuổi học lại xin chữ có vẻ như ngoài việc học của mình, cho dù nó rất quan trọng nên tôi ướm hỏi thử cháu là vì sao lại xin chữ ấy, cháu cũng nói luôn:
- Thưa bác, Tiên học Lễ hậu học Văn mà. Thầy giáo cháu nói đạo đức mà kém, có tài mấy cũng chưa hẳn đã nên người…
Thì ra vậy. Tôi giật mình. Tuổi trẻ bây giờ cũng luôn nghĩ tới cái gốc của đạo làm Người.
Xin chữ đầu năm - một tục lệ mang đậm nét văn hoá độc đáo. Ảnh: K.H.
Cũng là chuyện xin chữ, nhưng ở ngoài phố Văn Miếu. Nơi đây có một dãy dài các hàng quán chữ nghĩa của rất nhiều thầy đồ ở lứa tuổi khác nhau. Có người có bằng cấp về Hán Nôm. Có người học từ các thầy đồ xưa. Có thầy đồ ông. Có cả thầy đồ bà. Thầy đồ chữ Hán. Thầy đồ chữ Việt. Năm ngoái còn thấy mái che lều quán. Năm nay các thầy đồ trải chiếu, trải thảm xuống nền hè, lưng tựa tường Văn Miếu tiếp khách bút mực…
- Thưa thầy. Thầy cho cháu xin một chữ Trí.
Thầy chấm bút lông vào nghiên mực và thả chữ trên nền giấy hồng. Chữ thầy đã viết xong. Người xin chữ hơi nhíu mày thưa lại;
- Thầy ơi chữ Trí cháu xin là chữ Trí khác kia chứ không phải chữ Chí này.
Thầy đồ gật gù nghe cháu nói tiếp:
- Chữ Chí thầy vừa cho cháu là chữ Chí làm quan. Cháu còn bé thế này làm chuyện ấy bây giờ sao được ạ. Cháu đang cần phải học nhiều để có Trí mà…
- Ta hiểu, ta hiểu…
Thầy đồ lại chấm bút vào nghiên mực khẽ trầm mặt viết cho khách một chữ Trí khác.
Cũng có chuyện một ông khách bút mực không thật già, nhưng chắc có học kỹ Hán Nôm dạo chơi qua. Ông không xin chữ, song vô tình gặp chữ thầy đồ viết thiếu nét, đã vui vẻ ngồi xuống bổ sung cho phần chữ của người cho chữ được đầy đủ hơn.
Cũng như mọi năm về chất lượng của thư pháp, có chữ viết của thầy đồ như gửi hồn mình vào nét bút mà nên dòng phượng múa, rồng bay. Cũng có trường hợp hình như mới ở giai đoạn đầu của việc chép chữ.
Cũng khó mà trách người viết được khi thâm niên nghề viết chữ của họ chưa nhiều trong lúc nhu cầu xin chữ của người mộ đạo tăng lên và khả năng thẩm định vẻ đẹp về chữ của họ còn những hạn chế nhất định. Viết một chữ Hán cho giống không khó. Viết một chữ Hán cho có hồn có nghĩa đâu phải cứ vung bút là có thể thành. Các cụ xưa đã tôn vinh loại chữ này là chữ của Thánh hiền.
Trong phố chữ cổ cũng có các nhà thư pháp chữ Việt. Khách đến với các thầy đồ của loại chữ có gốc La-tinh này chưa thật nhiều vì họ mê chữ Hán hơn. Cũng vì phần chữ Việt có chỗ có thầy thể hiện qua nghệ thuật thư pháp của mình chưa thật hấp dẫn. Để có được uy tín về chuyện này không thể một sớm một chiều khi mà chữ Việt không phải là loại chữ tượng hình, một lợi thế tuyệt vời cho nghệ thuật thư họa về chữ nghĩa.
Nhà bia Văn Miếu năm nay có sự trang trí khác. Thềm bia được trải thảm màu. Có dây vải màu giăng quanh nhà bia, ngăn người quá sùng bái và hiếu kỳ bước lên đặt tay vào bia và xoa đầu rùa. Việc đó thật hợp lý, nhưng có chỗ chưa hẳn là có lý. Thiết nghĩ, nhà bia và bia vốn rất cổ kính nên sự trải thảm màu và giăng băng vải màu xung quanh liệu có sợ "màu sắc" quá chăng so với cái vốn trầm tĩnh uyên thâm của di tích. Việc đặt các bình gốm của các nghệ nhân đương thời bên cạnh chữ nghĩa của tiền nhân ở đây e không hợp lắm vì nó rất có thể làm loãng chủ thể.
Việc trích những lời hay trong văn bia chữ Hán phiên âm ra chữ Việt với những lời dạy kẻ sĩ làm người, làm quan thì lại thật sự có ý nghĩa và hữu ích với mọi người. Còn việc khách tham quan thả những đồng tiền mệnh giá nhỏ lên thảm màu trước bia thì quả tình đây là cách ứng xử không mấy chữ nghĩa cho lắm trước một di sản văn hóa thuộc loại tinh hoa của thế giới.
Có người nói vui, nhưng là giọng bàn luận, phẩm bình:
- Các cụ có cần những đồng tiền nhỏ này đâu. Bất quá nếu gom lại không đủ mời mỗi người một bát phở thời đắt đỏ. Vậy mà các vị cứ làm phiền các bậc liêm quan thời xưa nhiều thế để làm gì.
Lại không đẹp nữa và lý tài thế nào ấy…
Tôi thì trộm nghĩ, người bỏ tiền xuống thảm là thành tâm nên ta không tính chuyện ít nhiều và cũng chưa vội gọi nó là lý tài trong việc cầu xin. Nên chăng khi chưa chuyển đổi được phong tục này, hãy làm một hòm công đức đặt ở vị trí thích hợp tại nhà bia để những người kính bia, yêu mến chữ muốn góp sức tu bổ và bảo dưỡng di sản sẽ có nơi để gửi gắm chút công sức nhỏ bé của mình. Còn cứ như hiện giờ thì không nên tí nào ở chốn rất nhiều chữ nghĩa cao quý này…

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

Những ánh sao đêm








 

 Sở dĩ mình đăng cả 2 clip này vì mình rất thích hình ảnh trong clip của ngọc tân,nhưng lại thấy giọng của Trọng Tấn hợp với bài này hơn(Tất nhiên là ko thể hợp = giọng củabố mình đc,vì mình đã nghe giọng hát ấy gần 20 năm rùi=).Có điều nếu quay bài này trong đêm ở Hà Đông bây h thì sẽ có cảm xúc hơn=)
 Mùa hè năm 1962,như bao đêm nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu cùng các nhạc sỹ cùng thời như Văn Ký,...thường tập trung lại nhà nhau, ngắm trời đêm Hà Nội, ngâm thơ, đàn hát trên nóc chung cu. Nơi có căn phòng nhỏ của nhạc sỹ Phan Huỳnh Điều sống và cho ra đời bao tác phẩm. Đêm đó nhìn về phía Tây, thấy khu tập thể Kim Liên đang xây dựng, dưới ánh đèn công trường là sự tấp nập, hối hả làm việc của bao công nhân xây dựng.Thế là những ấp ủ về một tác phẩm hình thành.Đầu tiên tác giả chỉ sáng tác những lời ca ca ngợi những công nhân xây dựng ở Miền Bắc. Sau tác giả nghĩ lại: Mình là người Miền Nam, Đất nước đang trong công cuộc xây dựng, đổi mới trên tất cả các mặt trận các miền quê,...Bài hát cần thể hiện được công cuộc xây dựng Đất nước trên mọi miền Tổ Quốc, các lĩnh vực của công cuộc đổi mới. Vì thế lời bài hát được chỉnh sửa dần và đến hoàn thiện là giai điệu, lời ca như chúng ta dã biết và có thể thuộc làu như ngày nay. Sau một thời gian, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu rời khỏi Hà Nội vào chiến trường khu 5. Bài hát được viết từ cảm hứng của nhà thơ trước công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa tại miền Bắc vào thời điểm hòa bình được lập lại. Bài hát thể hiện tâm sự của một người thợ xây: cảm xúc tự hào và vui sướng trước hình ảnh của những công trường, những căn nhà mới trên đất Bắc và lời nhắn nhủ với người "em" đang ở phía bên kia vĩ tuyến 17. Sau khi ra đời, ca khúc đã được lưu truyền rộng rãi, được phát sóng rất nhiều trên đài phát thanh và được rất nhiều công chúng hâm mộ. Bài hát có những ca từ đầy tình cảm như: "... Nhưng không thể xóa được hình bóng em. Dù xa nhau trọn ngày đêm, anh càng yêu em càng hăng say xây cho nhà cao cao mãi

Thứ Ba, 1 tháng 1, 2013

ngày cuối năm

Vậy là kì nghỉ ngắn đã kết thúc.Oa.Chủ nhật kinh hoàng.Sáng ra choáng váng với tin giữ .
Alo Ngọc à,dậy đi thi thực hành Hóa sinh.
May mà mình có thần kinh thép,nếu ko đã ngất trong chăn rùi.hic một nửa số nguyên tắc chưa sờ đến,thí nghiệm còn chưa đâu vào đâu.Chưa kể cái tình trạng thê thảm của mình lúc nghe điện thoại=(.
Một năm cứ vài lần thế này thì liêt  giường sớm.
Nhưng rùi mình tự nhủ:Cùng lắm là chết. Rùi tự trấn tĩnh lại:ko đc cuống lên,cuống lên chẳng giải quyết đc gì cả,lại nghĩ t4 mình vưa mới chép lich,hôm nay cô đổi lịch bất ngờ ,cả lớp ko biết thì ko sợ tới thi muộn phải bình tĩnh đi đường cho nó cẩn thận,nghĩ xong rùi đánh răng rửa mặt,thay quần áo , lao đến phòng thi thực hành.(may mà ko quên áo blue)Cũng may đc trời phật phù hộ.Chắc là đc 9.May thế ko vào cô Mai với cô Huyền,ko thì die là cái chắc.Làm thí nghiệm đc 3 điểm,bốc đề vấn đáp xong mình thở phào nhẹ nhõm.Đúng cái nguyên tắc mình học rồi,phiếu xét nghiệm thì chẳng lo,vào thận .Lúc ý cô Huyền gắt lên :ko ai vào đây à?Mình đã  đứng lên rùi.Cơ mà thương đứa bạn bên cạnh,nó còn  đang loay hoay với cái nguyên tắc phản ứng ko biết viết thế nào,nhìn mình với ánh mắt....Chẳng qua cũng tại mình may mắn vào câu học rùi,câu của bạn ý mình cũng học rùi,phần này những 2 điểm lỡ cô xoáy mà ko đỡ lại đc thì trượt mất,nghĩ cũng tội.Mình lại ngồi xuống nhắc nốt.
Thế mà lại hóa may,mình đc vào tôp sau .Cô giáo vụ lại phân sang bàn cô lý=).Cô Lý xoay mình đúng 30 phút,cô  hỏi hết thận vòng qua acid -base,lại vòng về gan,-ruột(chắc chỉ thiếu nước cô vòng qua giải phẫu ,sinh lý nữa thoai) .Tên em là Mai Minh Ngọc nhỉ?Ngọc này ,bây giờ cô là bệnh nhân ,giả sử cô bị phù,em là bác sĩ của cô,em sẽ cho cô làm những xét nghiệm nào?Câu này mình cũng trả lời được.
Mình trả lời xong, cô kết 1 câu làm mình choáng ?Ngọc hóa sinh 1 được mấy?Mình đang ớ người ra ko hiểu cô có ý gì, chưa bít trả lời sao.(Câu này thì liên quan gì tới bài thực hành hả cô).May quá có tụi bạn bên cạnh nhanh miệng.Hóa sinh 1 chưa có điểm cô ạ.
Cô nhìn mình như  kiểu nhìn sinh vật ngoài hành tinh:Ngọc làm bài thế  nào?Hết mấy tờ?
Mình cũng hơi cuống,tự nhiên cô đảo chủ đề ngoài sách làm em đỡ ko nổi,đành cứ thật thà:Thưa cô em chỉ làm chưa hêt 1 tờ,phần protein em chỉ nêu các ý chính.Phần ure em viết theo ý hiểu.Các bạn khác toàn làm 2-3 tờ ,nên em cũng thấy lo lo.
-Ko sao,5 điểm 10 cô chấm ,ko ai làm trên 1 tờ cả.Cô cám ơn Ngọc.Em có  thể về đc rồi
Cô hạ bút ghi 6 dâu cộng còn lại mà mình hoa hết cả mắt.Cứ nghĩ mình đang nằm mơ.
sáng t2 đi chơi cả buổi  ở metro,chiều ngủ ngon lành,cuối giờ chiều đi tụ tập với mấy nhóc bạn thân.Sáng t3 cùng mẹ đi chợ,làm 1 nồi lẩu.chiều t3 tụ tập với nhóm bạn đại học,Vui ơi là vui^^,Mình cảm thấy những ngày đầu năm thật hạnh phúc biết bao.Chắc đây là điềm tốt=)
1 tháng nữa với 3 môn thi ,cố lên nào mèo.Mọi chuyện sẽ ổn thôi.
Băt đầu  thôi.Quyết lấy 4tr nào=) .ko thì 3tr cũng đc,đang hết xiền ^^,

 Hai ngaỳ đi học rất xứng đáng với công sức và tiền bỏ ra. Thực sự thì mình làm chình nha cũng được gần buốn năm, đã có lúc rất muốn từ bỏ v...